Thần tượng K- Pop phải chăng là điều sai trái của giới trẻ?

Thần tượng K- Pop là đang là xu thế của giới trẻ. Họ yêu mến, ngưỡng mộ thần tượng của mình đến phát cuồng, thậm chí phải bỏ ra một số tiền lớn để gặp thần tượng của mình họ cũng sẵn sàng. Câu hỏi đặt ra rằng: Thần tượng K- Pop phải chăng là điều sai trái của giới trẻ? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Những ngày qua cộng đồng mạng đưa tin về sự kiện âm nhạc ngày 28.3 tại Hà Nội quy tụ những ngôi sao nổi tiếng của Hàn Quốc đến Việt Nam. Trước những hình ảnh fan Việt tại sân bay khóc vì đón các thần tượng hay khóc trong đêm biểu diễn, trên mạng lại được dịp nổ ra những tranh luận.

 

Nhiều người mang câu chuyện "văn hóa thần tượng" ra mổ xẻ. Người nhìn vào cảnh khóc - cười và dùng những từ ngữ như "nhảm nhí", "điên rồ", “xấu hổ” trước những hành động đó. Giữa một bộ phận được gọi là “fan cuồng” thì giới trẻ lại lên tiếng bảo vệ cho quan điểm của mình bằng lời kêu gọi: “"Xin người lớn hãy thôi phán xét chuyện chúng con khóc hay cười vì thần tượng Kpop".

Nói về chủ đề thần thượng gần đây nhà báo Vũ Minh Hoàn có đăng tải bài viết kể lại câu chuyện của chính bản thân anh và có phần bênh vực cho sự say mê thần tượng đó.


Câu chuyện của Vũ Minh Hoàn

“1. Năm lớp mười mê nhạc ngoại, tôi bắn lỗ tai. Chả phải theo đạo. Nhưng tôi vẫn đeo cái thánh giá tòng teng bên tai trái. Tranh ảnh treo trên tường nhà tôi nguệch ngoạc những ông bà sao tóc vàng. Nhiều bức là bản photo đen trắng, nom to và rõ hơn mặt các cụ trên bàn thờ.

Căn gác gỗ của tôi là một thế giới đầy màu sắc nhảy nhót trong vô vàn âm thanh hỗn độn. Ngay cả khi tốt nghiệp đại học, đi làm, tôi vẫn có thói quen mời bạn bè, đồng nghiệp về nhà tôi ngủ, nghe nhạc suốt đêm.

Nói thế để các cụ thấy, bố mẹ tôi phải chịu đựng cái sự dị hợm của thằng con út thế nào! Tôi nhớ duy có một lần, bố tôi mắng xối xả, mắng cả việc tôi bắn lỗ tai, vẽ vời tranh ảnh lòe loẹt trên cặp nhựa. Tuổi trẻ bồng bột - hỗn hào, tôi cầm chiếc cặp màu đen xé từng mảnh và ném ra ngoài cửa. Sau tôi thấy ân hận lắm, nhưng tôi không bỏ sở thích của mình.

Sang năm lớp 12, tôi muốn chuyển trường. Mẹ tôi dắt tôi đi gặp ông Hiệu trưởng trường Tây Sơn ở Ngã Tư Sở để xin học. Ông giáo già chỉ tôi và nói: Chị xem con chị kìa, sao nó lại bắn khuyên tai và để cái đầu trọc lốc thế kia. Mẹ tôi lủi thủi dắt con về nhưng vẫn ôn tồn: Nhìn mày thế này thì ai dám nhận vào học?


2. Mấy hôm nay. Chiều nào đi học về, con gái tôi lại ôm iPad ông ổng hát "Em của ngày hôm qua". Nhìn nó "không phải dạng vừa đâu" trên ghế, tôi bật cười vì nhận ra hình ảnh của mình ngày trước. Đam mê và đôi lúc dị hợm ngay trong mắt phụ huynh.

3. Hôm nay đọc báo, thấy các cháu trẻ trâu bị đám đồng nghiệp "trẩu tre" đua nhau quại gạch đá vì cái tội khóc lóc đi đón sao Hàn.

Thật nực cười và lố bịch. Bởi tôi liên tưởng đến hình ảnh ông già bà cả đi phủ hầu đồng, hầu thánh. Đến lúc nhập đồng cũng múa may quay cuồng tít mù, nước mắt dàn dụa. Vậy hà cớ gì bọn trẻ không được khóc khi gặp thần tượng của chúng?

Miễn nói đến chuyện khóc lóc, tôi thấy phần lớn đám trẻ mê sao Hàn đều trong sáng và mơ mộng. Chúng sống như trong giấc mơ cổ tích. Mà đời này cần lắm những giấc mơ. Cái tôi sợ là con cái tôi đánh mất đi cảm xúc, chứ không phải cách nó mơ đến hoàng tử, công chúa xứ Hàn đẹp băng thanh ngọc khiết.

Tôi cũng không thấy sự dung tục trong cuộc xâm lăng Kpop ra thị trường thế giới, trong đó có Việt Nam. Nếu chỉ là để gây phản cảm như các ông bà nhà báo nghĩ, chắc chắn văn hóa Kpop không được đón nhận như vậy. Phụ huynh những đứa trẻ kia sẽ ra tận sân bay xách tai chúng lôi về.

4. Thưa các đồng nghiệp kính mến. Mau mau dẹp cái kiểu đạo đức và độc quyền thẩm mỹ, sở thích đi. Đến tuổi này, tôi vẫn nhận thấy cái khó nhất trong ứng xử là học cách tôn trọng sở thích và cảm xúc của người khác. Giống như bố mẹ từng tôn trọng hay chấp nhận sở thích của tôi.

Xem thêm: 



Quên các cô chú nhà báo đi, các cháu! Các cháu yêu sao Hàn cứ thoải mái lăn ra đất gào khóc như cái tuổi các cháu vốn thế, như các ông bà đi dự khóa hầu vốn thế. Miễn là các cháu đừng lăn ra đường kẻo xe nó cán. Và nhớ là đừng liếm láp ghế sao Hàn nào bởi như thế hết sức mất vệ sinh!”

Câu chuyện sau khi đăng tải đã nhận được nhiều nhận xét đồng tình từ cư dân mạng. Bạn có nicknam Su nhận xét: “Ngày trước em cũng đã từng khóc như mưa khi anh Bagio đẹp giai của đội Ý sút bóng vọt sà ngang đội Brazil để mang về cái HCB cho đội Ý. Cái thời nhìn thế giới toàn màu hồng ấy, ai mà chả có thần tượng của mình. Như thế là tội lỗi à”.

Theo quan sát những năm gần đây, âm nhạc Hàn Quốc mang tiếng xấu như vậy là do có những bạn trẻ cuồng nhiệt quá mức mà tuyên bố chỉ cần "Suju" (tên viết tắt một nhóm nhạc Hàn Quốc) chứ không cần bố mẹ. Hay thậm chí ở Trung Quốc có hai người bố, một người bán thận rồi tự sát để con gặp Lưu Đức Hoa. Một người giết chết đứa con gái vì đòi đi xem concert của EXO mà nhà không có tiền.

Trước sự phát triển của truyền thông, người ta dễ chụp lại được những khoảnh khắc "cuồng", bọn "trẻ con" ngày nay có sự đam mê quá khác các thế hệ thời xưa. Báo chí và cộng đồng mạng nói nhiều về "fan cuồng Kpop" cũng vì các nguyên nhân đó.

 
Nhưng nếu chúng ta nghĩ lại đã có lúc bản thân mình tin vào những câu chuyện tình yêu đẹp như mơ của con người trong cuộc sống. Và trên thế giới còn đầy rẫy những chuyện vô tình gặp trên xe buýt, đi lướt qua nhau trên đường phố, chạm mặt nhau chỉ trong một khoảnh khắc vậy mà lại có thể trở thành tình yêu. Thì chúng ta có nên cười lũ trẻ, những đứa nhóc đang yêu một ai đó bởi một lần nhìn thấy trên tấm poster hay màn hình máy tính.

Bởi vốn lẽ mọi tình yêu đều bình đẳng.

>>> Gợi ý Google:

các thần tượng kpop
thần tượng kpop than tuong kpop
diễn đàn thần tượng kpop
những thần tượng kpop
thần tượng kpop ai
truyện thần tượng kpop
thần tượng kpop đẹp

Nguồn baodatviet.vn
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét