CÁC CÔNG NGHỆ ẢO HÓA HIỆN NAY

Nếu là người sử dụng máy tính nhiều hay làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chắc bạn đã từng nghe đến máy ảo, cpu ảo, ổ đĩa ảo…Tất cả những khái niệm đó được gọi chung là ảo hóa, chính là tạo ra một phiên bản phụ từ phiên bản chính. Tương tự như vậy, trên môi trường máy chủ vật lý ta sẽ tạo ra được nhiều máy chủ ảo khác nhờ công nghệ ảo hóa. Các công nghệ ảo hóa hiện nay: OpenVZ, Xen, VMWare và KVM.
1. Công nghệ ảo hóa Open VZ
OpenVZ là một hệ thống công nghệ ảo hóa hoạt động trên Linux.

OpenVZ không ảo hóa hoàn toàn, mọi máy chủ ảo đều phải sử dụng hệ điều hành Linux giống máy thực. Tuy nhiên, nhờ vậy mà tốc độ xử lý của máy ảo sẽ rất nhanh.
Hơn nữa, bộ nhớ cấp phát cho máy chủ ảo cũng không hoàn toàn riêng biệt, máy chủ ảo này có thể sử dụng bộ nhớ cấp phát của máy chủ ảo khác khi có nhu cầu và yêu cầu sử dụng.
2. Công nghệ ảo hóa VMWare
Công nghệ ảo hóa VMWare do công ty VMWare phát triển. Công nghệ ảo hóa Vmware hỗ trợ ảo hóa từ phần cứng, phần mềm, ứng dụng cho đến hệ điều hành và máy ảo.
Do vậy, công nghệ ảo hóa Vmware thường được các doanh nghiệp lớn sử dụng.
3. Công nghệ ảo hóa XEN
Máy chủ ảo được tạo ra từ công nghệ ảo hóa XEN sẽ có được tài nguyên riêng, bộ nhớ cấp phát riêng biệt và hoàn toàn có thể sử dụng một hệ điều hành khác với hệ điều hành của máy thực.

Với công nghệ ảo hóa XEN, máy chủ ảo được hoạt động như một máy chủ độc lập với CPU riêng, RAM riêng, Disk riêng…
4. Công nghệ ảo hóa KVM
 Công nghệ ảo hóa KVM là một công nghệ ảo hóa mới, hỗ trợ ảo hóa trên nền tảng phần cứng. Máy chủ ảo được tạo ra bằn KVM sẽ có tài nguyên riêng biệt và không vị tranh chấp từ những máy chủ ảo khác thuộc cùng một máy chủ vật lý.
KVM yêu cầu bắt buộc máy thực phải chạy hệ điều hành Linux, các máy ảo có thể chạy Windows hoặc Linux.

Tùy theo nhu cầu ảo hóa và hệ điều hành của máy chủ mà người dùng có thể lựa chọn được cho mình một công nghệ ảo hóa phù hợp. Công nghệ ảo hóa giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí thuê máy chủ không cần thiết.
Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét